Công nghệ tế bào gốc không chỉ thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các bác sĩ mà còn gây sự chú ý đến những ai yêu thích làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Bởi việc cấy tế bào gốc vào cơ thể giúp tăng sinh tế bào và phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt nhằm thực hiện chức năng cụ thể, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm và đem lại nhiều hiệu quả tốt cho làm đẹp. Vậy tế bào gốc là gì? Công nghệ tế bào gốc hoạt động ra sao và ứng dụng của tế bào gốc trong y khoa cụ thể là gì? 

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là các tế bào có khả năng tự tái tạo, tăng sinh và phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt để thực hiện chức năng của một mô cụ thể trong cơ thể.

Tế bào gốc là gì

Tế bào gốc được phân loại từ các nguồn khác nhau sẽ đem đến ưu điểm và hiệu quả khác nhau. Cụ thể như:

  • Tế bào gốc phôi
  • Tế bào gốc nhũ nhi
  • Tế bào gốc trưởng thành
  • Tế bào gốc đa năng cảm ứng

Trong đó, nguồn tế bào gốc nhũ nhi từ máu và mô dây rốn luôn được các nhà nghiên cứu và bác sĩ đặc biệt quan tâm. Bởi chúng cung cấp một lượng tế bào gốc đáng kể với nhiều ưu điểm vượt trội. Để phục vụ cho việc điều trị, các tế bào nhũ nhi sẽ được lưu trữ và nuôi dưỡng nhân tăng số lượng. Từ máu và mô dây rốn có thể tách lần lượt được tế bào gốc tạo máu và trung mô. Sau đó, tế bào gốc tạo máu khi được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch di chuyển đến tủy xương. Lúc này tế bào cũ khiếm khuyết sẽ bị các tế bào mới tăng sinh thay thế.

Việc ghép tế bào gốc tạo máu thành công có thể giúp chữa khỏi nhiều bệnh lý hiểm nghèo liên quan đến hệ tuần hoàn tạo máu như: ung thư bạch cầu cấp tính, đau tủy xương, thalassemia,… Còn đối với tế bào gốc trung mô, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có khả năng biệt hóa thành các tế bào chức năng thay thế các tế bào bị tổn thương và khả năng điều biến miễn dịch. Giúp ứng dụng điều trị đa dạng được nhiều bệnh lý khác nhau.

Ngoài ra, tế bào này còn giải quyết các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như Lupus ban đỏ hệ thống (SLE), bệnh ghép chống chủ (GvHD) và một số tổn thương như viêm khớp, thoái hóa khớp, tiểu đường Type I&II, phổi tắc mãn tính, xơ gan… Đặc biệt, chúng được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực làm đẹp như trẻ hóa da, trị rụng tóc,…

 

Phân loại tế bào gốc dựa trên nguồn gốc

1. Tế bào gốc phôi

Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cells- ESC) là các tế bào đa năng có tiềm năng biệt nó cao, xuất hiện ở phôi giai đoạn sớm cho đến giai đoạn phôi nang. Để có được tế bào gốc phôi, các nhà nghiên phải tách từ phôi nang và tạo thành tế bào gốc nhân tạo nhưng vẫn gây ra tranh cãi liên quan đến vấn đề đạo đức. Hiện tại tế bào gốc phôi chỉ đang dừng ở mức độ nghiên cứu chứ không được ứng dụng trong cuộc sống.

2. Tế bào gốc nhũ nhi

  • Tế bào gốc từ mô dây rốn

Mô dây rốn kết nối giữa nhau thai và bào thai có chứa nhiều loại tế bào gốc khác nhau nằm trong nhóm tế bào gốc nhũ nhi (Infant Stem Cells), có thể kể đến như: Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cells – MSCs), tế bào gốc nội mô (Endothelial Stem Cells) và tế bào gốc biểu mô (Epithelial Stem Cells)…

Tế bào gốc từ mô dây rốn luôn được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những tế bào chất lượng và đa năng, có thể biệt hóa thành tế bào trong hệ thần kinh, da, xương, sụn… điều trị các nhóm bệnh ở các cơ quan liên quan. Đặc biệt, những ưu điểm như thu thập không xâm lấn, tăng sinh dễ dàng, số lượng nhiều và tế bào non trẻ chưa bị ảnh hưởng bởi các tác động khác giúp tế bào gốc trung mô dây rốn này chiếm ưu thế hơn tế bào gốc MSCs từ mô mỡ. Tuy nhiên, MSCs từ mô dây rốn cần được thu thập ngay khi em bé sinh ra và lưu trữ ở điều kiện cho đến khi sử dụng.

  • Tế bào gốc từ máu dây rốn

Máu dây rốn có chứa nhiều tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic stem cells -HSCs) có thể sử dụng cho ghép tế bào gốc tạo máu thay thế cho việc ghép tủy xương trước đây. Từ đó, tế bào HSCs đã được ứng dụng trong việc điều trị hơn 80 loại bệnh lý khác nhau. Cũng giống như tế bào trung mô dây rốn, tế bào gốc máu dây rốn cũng cần được thu thập và lưu trữ ngay sau khi em bé được sinh ra.

3. Tế bào gốc trưởng thành

Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cells – ASC) thường nằm ở các mô trưởng thành, có tiềm năng biệt hóa thấp hơn tế bào gốc phôi nhưng không vướng phải vấn đề đạo đức. Hiện nay, ứng dụng của tế bào gốc trưởng thành chủ yếu dựa trên tế bào gốc nhũ nhi, gồm: tế bào gốc tạo máu thu thập từ tủy xương, máu ngoại vi và từ máu dây rốn; và tế bào gốc trung mô có thể thu được từ mô mỡ, mô dây rốn và tủy xương.

4. Tế bào gốc đa năng cảm ứng

Tế bào gốc đa năng cảm ứng (Induced Pluripotent Stem Cells – iPSC) hay còn biết đến là tế bào gốc đa năng nhân tạo. Đây là tế bào được tạo thành từ tế bào soma hay tế bào sinh dưỡng tái tạo thành tế bào gốc thông qua cảm ứng bằng các yếu tố phiên mã. Tế bào đa năng nhân tạo luôn được đánh giá có tiềm năng ứng dụng rất lớn và đa dạng, tuy nhiên chi phí rất tốn kém nên vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu.

Các ứng dụng của tế bào gốc

Trong y học tái tạo

Tế bào gốc hay còn được biết đến là các tế bào đa năng vì chúng có khả năng biến thành tế bào chuyên biệt sửa chữa và thay thế các tế bào bị tổn thương, già yếu hoặc tế bào chết. Bên cạnh đó, tế bào gốc không ngừng tăng sinh và phát triển giúp cơ thể khỏe mạnh và hồi phục. Do đó, công nghệ sinh học tế bào gốc không chỉ ứng dụng điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm mà còn được kỳ vọng phát triển hơn trong việc cấy ghép và y học tái tạo.

Hỗ trợ tìm hiểu cơ chế bệnh lý

Với những ưu điểm vượt trội của tế bào gốc, các chuyên gia y tế còn gia tăng thêm kiến thức về cơ chế bệnh lý thông qua việc nghiên cứu các tế bào gốc trưởng thành biệt hóa thành các tế bào khác trong cơ thể. Từ đó, các chuyên gia y tế và bác sĩ dễ dàng theo dõi nguyên nhân và tiến triển của bệnh.

Thử nghiệm, phát triển các loại thuốc

Thời gian nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới sẽ được rút ngắn rất nhiều nhờ vào việc nuôi cấy tế bào gốc. Đồng thời, công dụng của tế bào gốc còn giúp sàng lọc độc tính cũng như độ hiệu quả của thuốc. Ngoài ra còn kiểm tra tác dụng phụ của thuốc có ảnh hưởng gì đến các tế bào của cơ thể trước khi ứng dụng.

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh

Nhờ những ưu điểm khác biệt và vượt trội, tính đến nay, công nghệ tế bào gốc đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y khoa, hỗ trợ điều trị vô sinh đến lĩnh vực làm đẹp – sức khỏe.

Hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, khó có con. Tế bào gốc có công dụng hỗ trợ việc cải thiện chất lượng sinh tinh ở nam giới. Đồng thời làm tăng khả năng đậu thai và làm tổ của phôi trong tử cung người phụ nữ. Từ đó, thúc đẩy và tăng hiệu quả quá trình sinh sản ở các cặp vợ chồng hiếm muộn.

  • Điều trị Lupus

Lupus ban đỏ là một loại bệnh tự miễn và gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Hiện nay, ghép tế bào gốc đang được thử nghiệm như một phương pháp điều trị mới đem đến hiệu quả cho căn bệnh này sau các phương pháp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hay ghép thận.

Để điều trị Lupus ban đỏ hiệu quả, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 2 phương pháp ghép tế bào gốc là tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô đồng loại. Đặc biệt, ghép tế bào gốc tạo máu đem đến hiệu quả cao hơn nhưng chi phí thực hiện khá đắt. Còn liệu pháp tế bào gốc trung mô cho một số kết quả khả quan và an toàn.

  • Điều trị khớp gối

Ứng dụng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ hoặc tế bào đồng loại từ mô dây rốn là hai phương pháp điều trị khớp phổ biến hiện nay. Áp dụng tế bào gốc trong lĩnh vực này giúp chống viêm và phục hồi chức năng khớp.

  • Điều trị ung thư

Tế bào gốc tạo máu đã được ứng dụng rất thành công trong việc điều trị ung thu, đặc biệt là ung thư bạch cầu. Với ung thư đặc thể, kết hợp tế bào miễn dịch cùng hóa trị, xạ trị giúp ghép tế bào gốc đạt được một số thành công nhất định. Dự đoán trong tương lai, công nghệ sinh học tế bào gốc nào sẽ ngày càng phát triển và có nhiều bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực này.

  • Điều trị bệnh tiểu đường (tuýp I & II)

Việc sử dụng công nghệ tế bào gốc trong việc điều trị các vấn đề về bệnh tiểu đường mang tính đột phá trong lĩnh vực y học. Khi đưa tế bào gốc vào cơ thể, chúng sẽ tự biệt hóa thành các tế bào sản xuất insulin cũng như khắc phục đề kháng insulin ở mô ngoại vi. Bên cạnh đó, tế bào gốc còn hỗ trợ thúc đẩy các tế bào non trẻ trong tuyến tụy thành các tế bào trưởng thành, bảo vệ tuyến tụy khỏi oxy hóa gây chết tế bào.

  • Điều trị rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tiểu đường, thiếu hormone, chấn thương thần kinh, lão hóa… Khiến cơ quan sinh dục không ở trạng thái thông thường. Có thể ứng dụng tế bào gốc trong việc điều trị tiểu đường, hồi phục thần kinh và mạch máu, tái tạo cơ quan chức năng,.. Từ đó loại bỏ nguyên nhân gây rối loại cương dương ở người bệnh.

 

Với những ứng dụng tuyệt vời trên, tế bào gốc được các chuyên gia y tế dự đoán sẽ trở thành công nghệ sinh học chuyên ứng dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý, phục hồi cơ thể và làm đẹp trong thời gian sắp tới. Hy vọng bài viết của Wakami Ginza Clinic đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tế bào gốc là gì, nguồn gốc và ứng dụng đa năng của tế bào gốc trong y khoa lẫn trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *